Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam

Tiểu luận là một trong những bài kiểm tra mà các bạn sinh viên, học viên cần làm nhiều nhất trong những năm ngồi trên ghế nhà trường từ hệ Đại học. Đặc biệt chia sẻ đến các bạn với chủ đề Tiểu luận và vô cùng thích hợp cho chuyên ngành Luật. Với Đề tài tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam.

BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM

Đối với một bài tiểu luận có độ dài từ 20 – 35 là độ dài trung bình. Đề tài tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam dưới đây bao gồm tổng thể từ mở đầu đến tài liệu tham khảo bao gôm 33 trang tất cả.

Với mở đầu hơn 2 trang, người viết dễ dàng chia sẻ được hết những tâm tư của bản thân dành cho bài tiểu luận, từ đó giúp người đọc hiểu hơn về những vấn đề triển khai sau bài. Để mở đầu trông chuyên nghiệp và kịch tính hơn, tác giả đã đặt ra những câu hỏi sau đó trong quá trình làm bài sẽ dần trả lời cho những câu hỏi đó. Đây cũng là một cách mở bài vô cùng hiệu quả, mang lại cho người đọc có thêm những kiến thức cực kì bổ ích.

Trong bài tiểu luận, tác giả chia làm 2 chương chính gồm Cơ sở lý luận và Thực tế hiện nay khi áp dụng, tuy chỉ có hai chương nhưng đã bao hàm tất cả những gì có thể triển khai.

Đặc biệt, ở chương 1, Bài Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam tác giả không ngần ngại nêu lên những quan điểm cá nhân, từ thực tế đã có sẵn từ thực tế đã chứng minh, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào ,từ vi mô đến vĩ mô ,tất cả khi tồn tại trong tự nhiên đều tuân theo nhưng quy luật nhất định.

Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam

Đến chương 2, tác giả mang đến cho chúng ta thật nhiều thông tin hữu ích khi lấy thực tế tình hình tại Việt Nam trong những năm trở lại đây.  Hầu hết hàng hoá và dịch vụ lưu thông trong xã hội đều theo chỉ đạo của Nhà nước. Nhà nước đã áp dụng trên thị trường có tổ chức và giá thị trường tự do biến động theo quan hệ cung cầu .Đặc điểm của giá chỉ đạo là không chú ý đến quan hệ cung cầu và gần như bất biến.

Sau cùng là kết luận chỉ vỏn vẹn 2 trang giấy nhưng lại đúc kết lại tất cả những vấn đề đã và đang tồn tại.  Tác giả dẫn dắt đọc giả với sự ngưỡng mộ, tiến bộ của nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng và nhà nước ta thể hiện trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đã phát huy được những động lực to lớn của nền kinh tế mới đối với sự phát Triển của đất nước.

Mời các bạn tham khảo kĩ hơn tổng thể bài Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam dưới đây nhé!

XEM THÊM DỊCH VỤ THUÊ VIẾT TIỂU LUẬN

MỞ ĐẦU BÀI TIỂU LUẬN QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM

Một xã hội có những chính sách về phát triển kinh tế ngày một toàn diện và hiệu quả hơn sao cho đòi sống tinh thần và vật chất của con người trong xã hôị dó ngáy một ổn dịnh  phong phú ,nhưng để có được một xã hội như vậy không phảI tự nhiên mà có .Thực tế đã chứng minh rằng việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng khó khăn ,đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế giới nhằm đạt được một vị trí cao hơn trên truường quốc tế .Muốn thực hiện điều đó thì nhất quyết trong chính sách phát triển  kinh tế của mỗi quốc gia đòi hoỉ phảI được dựa trên một nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế ,đặc biệt là quy luật giá trị .Vì sao lạu nói quy luật giá trị là quy luật quan trọng nhất ? và đối  với nứơc ta  hiện nay nền kinh tế thị trướng liệu có chịu ảnh hưởng của quy luật này ?       Nếu trả lời được câu hỏi trên hay nói cách khác là nghiên cứu quy luật giá trị thì ta nhận định đươc thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó có được những lý luận chung về những tồn tại .những tiến bộ .cũng như hướng phát triển. Mặt khác tác dụng của quy luật giá trị tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản suất mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất XHCN và vào khả năng nhận thức vận dụng và tổ chức các hoạt động kinh tế thực tiễn của nhà nước. Hơn nữa tác dụng của quy luật giá trị là tác dụng khách quan ,khả năng con người nhận thức và vận dụng quy luật sẽ quy định tính chất tiêu cực hay tích cực mà việc vận dụng nó sẽ mang lại cho xã hội,vì vậy nghiên cứu để có thể áp dụng quy luật giá trị một cách khoa học hiệu quả tận dụng một cách tối ưu nhất những ưu điểm của nó khi tham gia vào nền kinh tế đất nước chính là mục đích của em khi chọn đề tài này – với vai trò là một thành viên tương lai của nền kinh tế việt nam.

Về mặt lý thuyết, quy luật giá trị được phát biểu như sau : “sản xuất trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động cần thiết “. Trên thực tế thì quy luật giá trị mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mang các tính chất sau :

+ Điều tiết và lưu thông hàng hoá: trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá

+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển :người sản xuất muốn đứng vững phải liên tục đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất

+ Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên :sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh những tích cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá nhất là những người sản xuất nhỏ

Vì nền kinh tế Việt Nam cung được xây dựng trên cơ sở của quy luật giá trị nên tất yếu các khía cạnh của nền kinh tế cũng mang dáng dấp của những đạc điểm trên và dù được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp nó cũng nói lên được một  phần nào đó thực trạng của quá trình vận dụng ,thấy được những ưu khuyết điểm để từ đó có những phương pháp khắc phục ,nhằm đạt được nhưng hiệu quả tốt hơn trong quá trình phát triển

“Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam”

Trên đây là tất cả những vấn đề mà em sẽ tập trung nghiên cứu trong bài viết của mình, những nội dung đó sẽ được đề cập trong hai chương bao gồm :

+Chương I: lý luận chung về quy luật giá trị

+Chương II: thực tế vấn đề đó ở Việt Nam

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG BÀI TIỂU LUẬN

Thực tế lịch sử đã chứng minh , bất kỳ một sự vật hiện tượng nào ,từ vi mô đến vĩ mô ,tất cả khi tồn tại trong tự nhiên đều tuân theo nhưng quy luật nhất định .Những quy luật này chi phối tới cả quá trình hình thành và phát  triển của mỗi sự vật hiện tượng

Và tất nhiên nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó.Theo thời gian ,nền kinh tế không ngừng biến đổi nó liên tục phân chia và hình thành thêm nhiều thành phần tế mới có những định hướng khác ,có những đặc điểm và quy định riêng biệt đối với các thành viên tham gia trong nền kinh tế đó .Chúng giống nhau là nhìn bề ngoài tưởng như sản xuất và trao đổi hàng hoá là việc riêng của mỗi thành viên họ độc lập và hình như không chịu sự chi phối nào .Trên thực tế ,mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị .Đúng như Mac đã  “ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có quy luật giá trị” (1) hay nói cách khác nó chính là quy luật thống soái của nền kinh tế thị trường.Các quy luật khác chịu sự chi phối của quy luật này và một phần cũng biểu hiện những yêu cầu của nó:

Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường có tín hiệu nhạy bén nhất là giá cả mà giá cả lại chịu sư chi phối của quy luật giá trị vì thế nói quy luật giá trị có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế là hoàn toàn phù hợp mang tính tất yếu.

Hơn thế nữa việc vận dụng các phương pháp và chuẩn mực dựa trên cơ sở quy luật giá trị trong việc tính toán hao phí lao động xã hội cần thiết ta có thể định hướng được các kế hoạch kinh tế quốc dân .Nhờ đó mà ta có thể phân tích và có được những bước đi cụ thể cho nền kinh tế trong các thời kỳ tiếp theo.

XEM THÊM ĐỀ TÀI LUẬN VĂN LUẬT DÂN SỰ

CHƯƠNG 2 : THỰC TẾ VẤN ĐỀ ĐÓ Ở VIỆT NAM

Mác từng khảng định ở đâu có kinh tế sản xuất hàng hoá thì ở đó có quy luật giá tị hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn  hình thành và phát triển cơ chế thị trường cho nên việc vận dụng quy luật giá trị  là một quan đIểm tất yếu không tránh khởi .Nền kinh tế Việt Nam đã trai qua nhiều giai đoạn khác nhau ,quy luật giá trị lai được phát hiện và áp dụng theo nhiều cách khau rất phong phú và đa dạng phù họp đặc điểm của từng thời kỳ .Với cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp mà đạc trưng là nhà nước tiếp quản điều khiển nền kinh tế bằng hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh : chỉ tiêu về sản lượng ,về  thu nhập ,về nộp ngân sách và tiêu thụ ,về vốn và lãI  suất tín dụng ngân hàng … giá cả do nhà nước quy định thực chất  cũng là một chỉ tiêu pháp lệnh mà giá cả lại là biểu hiện của quy luật giá trị. Chính vì vậy có thể nói trong thời kỳ này quy luật giá trị được áp dụng một cách cứng nhắc ,áp đặt này vào nền kinh tế thông qua việc định giá theo những chỉ tiêu có sẵn mà không để ý đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam .Cho đến những năm 1964, ở miền Bắc ,hệ thống giá chỉ đạo của Nhà nước đã được hình thành trên cơ sở lấy giá thóc sản xuất trong nước làm căn cứ xác định giá chuẩn và tỷ lệ trao đổi hiện vật .Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 (khoá III ) năm 1964 ,về công tác thương nghiệp và giá cả đã đánh giá : Hai hệ thống giá thu mua nông sản và giá bán lể hàng tiêu dùng đã được xây dụng tương đối hoàn chỉnh và cơ bản hợp lý ,tỷ giá giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp nói chung thể hiện được mối quan hệ lớn của nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống giá này về cơ bản được thực hiện cho đến năm 1980 ,trong khi đIều kiện sản xuất ,lưu thông ,thị trường trong nước và quan hệ kinh tế đối ngoại đã có những thay đổi lớn .Hệ thóng giá chỉ đạo của nhà nước ngày càng thấp xa so với giá thị trường tự do .Việc duy trì giá mua nông sản thấp ,giá bán hàng công nghiệp cũng thấp nguyên nhân chủ yếu do kìm hãm sự phát triển sản xuất nông nghiệp ,sản xuất công nghiệp ,lầm rối loạn phân phố lưu thông gây khó khăn cho ngân sách Nhà nước .Việc duy trì hệ thống giá này chủ yếu là do chúng ta có được sự viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu trước đây.

dịch vụ thuê viết tiểu luận

Có thể khái quát quá trinh diễn biến giá cả cho đên đầu năm 1991 như sau :Hầu hết hàng hoá và dịch vụ lưu thông trong xã hội đều theo chỉ đạo của Nhà nước ( ví dụ giá gạo 0.4đ/kg ,bán theo định lượng ). Suốt thời kỳ Nhà nước chỉ đạo giá cho đến trước cải cách giá năm 1981 trên thị trường có hai hệ thống giá :giá chỉ đạo của Nhà nước áp dụng trên thị trường có tổ chức và giá thị trường tự do biến động theo quan hệ cung cầu .Đặc điểm của giá chỉ đạo là không chú ý đến quan hệ cung cầu và gần như bất biến.

Cả giá chỉ đạo của Nhà nước và giá thị trường tự do đều không có quan hệ với giá thị trường thế giới  .Tỷ giá ở khu vực áp dụng Từ NĂM 1958-1980 vẫn là 5.644đ/rúp (tỷ giá kết toán nội bộ) .Đây chính  là cơ sở quan trọng để an định toàn bộ giá nội địa mà thực chất là sự bao cấp qua giá tư liệu sản xuất.

KẾT LUẬN BÀI TIỂU LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng và nhà nước ta thể hiện trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đã phát huy được những động lực to lớn của nền kinh tế mới đối với sự phát Trion của đất nước . Đặc biệt sự đổi mới về cả nhận thức lý luận lẫn công tác đièu hành thực tiễn trên lĩnh vực áp dụng quy luật giá trị định hướng XHCN vào nền kinh tế đã góp phần đáng kể vào những thành quả kinh tế chung .

Thực tiễn những năm qua chứng tỏ rằng quy luật giá trị với những biểu hiện của nó như giá cả , tiền tệ , giá trị hàng hoá .. là lĩnh vực tác động hết sức nhanh nhạy và lớn lao tới đời sống kinh tế xã hội của đất nước ảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về vấn đề này và đã thực hiện nhiều cuộc cảI cách kinh tế tuân theo những nội dung của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát Triển một nền kinh tế  hàng hoá  XHCN đa dạng và hiệu quả và đã đạt được những hiệu quả nhất định

Bên cạnh đó việc xụp đổ của nền kinh tế Liên Xô và các nước Đông Âu cũng là một thực tế cho thấy quan niệm về giá trị giá cả mà các nước đó  đã từng áp dụng có rất nhiều nhược đIểm và do đó không thể là cơ sở lý luận cho chính sách đIều tiết nền kinh tế ỏ nước ta . Nhưng những lý thuyết giá trị củakinh tế học phương tây mặc dù có những ưu đIểm nhất định nhưng cũng có nhiều khiếm khuyết đặc biệt trong quan đIểm về cơ sở khách quan của giá cả . Cách duy nhất để có được cơ sở lý luận đúng đắn cho chính sách phát Trion kinh tế ở nước ta là dựa trên nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị , tiếp tục phát Triển nó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới , làm giàu nó bởi chính những thay đổi cho phù hợp với đIều kiện kinh tế của nước mình.

Tóm lại quá trình phát Triển kinh tế là một quá trình lâu dài , đòi hỏi gắt gao việc áp dụng đúng đắn các quy luật kinh tế , trong thời gian qua tuy đôI lúc sự vận dụng đó của nước ta còn chưa quán triệt nhiều khi là sự quẩn quanh ,dập khuân nhưng bên cạnh đó ta cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định má nếu tiếp tục phát huy thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ có một nền kinh tế XHCN phát  Triển và thịnh vượng.

Như vậy, mình đã chia sẻ cho các bạn bài Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam. Còn rất nhiều các tài liệu bổ ích hơn ở phía sau, theo dõi website để có thêm nhiều tài liệu nhanh chóng nha.

6 thoughts on “Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam

  1. Pingback: Tiểu luận Pháp lý cơ bản Luật tố tụng hình sự Liên minh Châu Âu

  2. Pingback: TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

  3. Pingback: Tiểu luận Thời kỳ đổi mới tư duy lý luận thực tiễn và vận dụng

  4. Pingback: TIỂU LUẬN HỒ CHÍ MINH VÀ CON NGƯỜI HUYỀN THOẠI.

  5. Pingback: Tiểu luận Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy

  6. Pingback: Tiểu luận kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464